"John Barron" (thập niên 1980) Các_bí_danh_của_Donald_Trump

Trump đã sử dụng bí danh "John Barron" (đôi khi còn viết là "John Baron") trong suốt thập niên 1980, với lần sử dụng đầu tiên được biết tới là vào năm 1980 và lần cuối vào năm 1990. John Baron (thủ vai bởi Frank Sinatra) là tên của một nhân vật chuyên khủng bố một thị trấn trong lúc lên kế hoạch ám sát tổng thống Hoa Kỳ trong bộ phim năm 1954 Suddenly.

The Washington Post cho biết cái tên này là "biệt danh thường được đụng đến nhất khi [Trump] đang gặp khó khăn, cần một người đại diện thay thế mạnh mẽ hoặc nếu không thì khi ông muốn truyền đi một thông điệp mà không phải đưa cả tên ông ấy vào đó".[4] Barron sẽ được giới thiệu là một người phát ngôn cho Trump.[5]

Bí danh này xuất hiện lần đầu tiên trong một bài viết ngày 6 tháng 6 năm 1980 của New York Times về quyết định phá hủy hai bức tượng chạm khắc mà ông Trump đã hứa tặng cho Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. "Barron", tự giới thiệu mình là "một phó giám đốc tại Trump Organization", đã đóng làm người phát ngôn cho Trump trong ba ngày cho vụ việc này.[6] Trump thi thoảng tiếp tục sử dụng tên "Barron" từ đó tới hết thập niên. Vào năm 1983, "Barron" đã thông báo với báo chí rằng Trump đã quyết định không mua lại Cleveland Indians.[7]

Vào tháng 5 năm 1984, "Barron" đã nói dối với Jonathan Greenberg, khi đó là phóng viên của Forbes, về khối tài sản của Trump để đưa ông vào danh sách Forbes 400. "Barron" nói với Greenberg rằng "hầu hết tài sản [của cha Donald là Fred Trump] đã được chuyển cho Ông [Donald] Trump." Vào tháng 4 năm 2018, Greenberg đã lấy được và công khai đoạn ghi âm gốc cuộc nói chuyện của mình với "Barron", và cho biết "Trump, thông qua con rối [Barron] này, đã nói với tôi rằng ông ta sở hữu 'hơn 90 phần trăm'" tài sản của Fred Trump. Rốt cuộc, Greenberg đã đưa Trump vào cuối danh sách Forbes 400 với giá trị 100 triệu USD, bằng một phần năm khối tài sản 500 triệu USD mà "Barron" nói là tổng giá trị tài sản ròng của Donald Trump. Theo Greenberg, Donald Trump chỉ mới sở hữu chưa đến 5 triệu USD, ít hơn 5% tổng giá trị tài sản ròng được Forbes công nhận là của ông và ít hơn 1% tổng giá trị mà "Barron" đã cho biết.[8] Greenberg đã đính chính lại tuyên bố của mình, cho biết rằng theo các tài liệu của tòa án nhiều năm sau, Donald Trump chưa từng sở hữu bất kì tài sản nào của Fred Trump cho tới tận năm 1999 sau khi Fred qua đời, và kể cả khi đó, ông chỉ được thừa kế phần tài sản mà Fred để lại cho riêng ông, trong đó ba người anh chị em của Donald Trump và một vài người cháu được hưởng số tài sản tương ứng với mỗi người.

Cũng vào năm 1984, "Barron" đã trấn an báo chí về việc chấm dứt kế hoạch xây dựng tòa nhà Trump Castle ở New York vào năm 1984. Vào năm 1985, "Barron" thúc giục các ông chủ của các đội tại Liên đoàn Bóng bầu dục Hoa Kỳ trả lại một phần chi phí cho Trump đối với một cầu thủ đắt giá.[cần dẫn nguồn]

Trump đã ngừng sử dụng bí danh này sau khi ông bị buộc ra làm chứng trước tòa về cáo buộc "John Barron" thực ra là một bí danh của ông. The Washington Post cho rằng Trump có thể đã dùng bí danh này lâu hơn nếu không phải vì "vụ kiện mà ông phải làm chứng, phải hứa sẽ nói sự thật vào năm 1990, rằng 'Tôi tin rằng thi thoảng tôi có dùng tên đó'".[4]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các_bí_danh_của_Donald_Trump http://www.cnn.com/2016/05/13/politics/donald-trum... http://fortune.com/2016/05/18/donald-trump-fake-na... http://www.nydailynews.com/news/politics/donald-tr... http://nymag.com/daily/intelligencer/2018/05/theor... https://books.google.com/books?id=Z-UCAAAAMBAJ&pg=... https://www.mercurynews.com/2018/05/09/was-there-a... https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/stor... https://www.nbcnews.com/video/trump-admits-to-usin... https://mobile.twitter.com/awprokop/status/9938900... https://www.vice.com/read/remembering-john-barron-...